Chi tiết các công đoạn cắt vải trong may áo thun

@clothingmakervn Công đoạn cắt vải trong may áo thun cổ bẻ (áo thun cá sấu). #fabriccutting #clothingmaker ♬ original sound - Hoàng Thắng Nguyễn
Cắt vải là một trong những công đoạn quan trọng nhất, quyết định trực tiếp đến chất lượng áo thun khi thành phẩm. Công đoạn cắt sẽ định hình form áo, người thợ cắt trình độ cao phải đảm bảo được độ sắc nét ở những chi tiết như: góc nhọn, đường cong, cổ áo... và nhiều chi tiết phức tạp khác nữa.
Ở bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ với bạn về công đoạn cắt vải tại Áo Thun Thông Điệp - Vietnam Clothing.
Screen Shot 2022-09-06 at 15.34.07.png
Cắt vải một một trong những công đoạn đầu tiên trong quá trình sản xuất áo thun

1. Công đoạn đi sơ đồ (in sơ đồ, vẽ sơ đồ)

Tất cả các sản phẩm may mặc đều phải bắt đầu từ việc làm rập, rập áo có thể được người thợ lành nghề vẽ & cắt bằng tay hoặc được làm bằng phần mềm vi tính (cách phổ biến hiện nay).

Sau khi có rập áo, dựa theo số lượng đơn hàng, tỉ lệ số lượng size, kỹ thuật viên sẽ in sơ đồ vi tính hoặc thợ cắt sẽ đi sơ đồ từ rập cứng (rập từ giấy bìa cứng) đã chuẩn bị trước.

Thợ cắt phải đảm bảo được sơ đồ cắt đáp ứng được 2 yếu tố, đảm bảo số lượng sản phẩm theo đơn hàng, đồng thời phải sắp xếp các thân áo (rập áo) sao cho tiết kiệm vải nhất có thể. Ngày nay, công việc này được hỗ trợ rất đắc lực bởi các phần mềm chuyên nghiệp.

2. Công đoạn trải vải

Sau khi đã có sơ đồ cắt, dựa vào chiều dài sơ đồ, thợ cắt sẽ tiến hành trải vải. Vải sẽ được cắt thành từng lớp bằng nhau cho đến khi đủ số lượng đơn hàng. Công đoạn này tưởng chừng đơn giản nhưng thực chất là bước quan trọng bật nhất trong quá trình cắt vải. Người thợ trình độ cao sẽ trải vải phẳng, đều, tiết kiệm vải nhất, đồng thời cũng phải đảm bảo tất cả các thân áo cắt ra đều chuẩn theo rập áo.

3. Công đoạn cắt vải

Sau khi hoàn thành bước trải vải, người thợ cắt sẽ tiến hành cắt vải bằng máy cắt chuyên dụng. Chỉ những người thợ có tay nghề cao với có thể cắt vải chuẩn và đẹp theo đúng sơ đồ.
Người thợ phải đảm bảo tất cả bó thân áo đều sắc nét, đặc biệt là ở các chi tiết cổ áo, các góc nhọn, những đường cong, các vị trí đánh dấu vắt sổ... Những thân áo cắt đẹp sẽ giúp thợ may hoàn thiện tạo ra những sản phẩm rất cân đối và chỉnh chu.

4. Công đoạn ghi thẻ bài, lên chuyền may

Đây là bước cuối cùng, cũng là bước đơn giản nhưng không thể thiếu. Từng bó thân áo được ghi chú rõ ràng các thông tin bao gồm:
  • Số thứ tự bàn cắt
  • Số thứ tự cây vải
  • Thân áo
  • Size áo

Chỉ cần đầy đủ thông tin thì thợ may sẽ dễ dàng lên chuyền may và tiến hành may áo.

Những lưu ý trong quá trình cắt vải

---

Liên hệ tư vấn, báo giá may in thời trang:

Áo Thun Thông Điệp - Vietnam Clothing

Công Ty TNHH Sản Xuất May Mặc Việt Nam

Bài viết liên quan